Trang chủ / Blog / UNG THƯ DẠ DÀY DÙNG YẾN SÀO ĐƯỢC KHÔNG?

UNG THƯ DẠ DÀY DÙNG YẾN SÀO ĐƯỢC KHÔNG?


📍Đối với bệnh nhân ung thư, sau thời gian điều trị thì sức khỏe người bệnh sẽ giảm sút vì thế cần phải bổ sung chất dinh dưỡng đa dạng. Tuy nhiên, ung thư dạ dày là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm nên cần phải tuân thủ một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh. Vậy người bị ung thư dạ dày ăn yến sào được không?

Bệnh ung thư dạ dày là gì?

👉Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u. Khi tiến triển nặng, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. 

Các giai đoạn ung thư dạ dày:

  • Giai đoạn 0: Ung thư biểu mô, tế bào ung thư nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.

  • Giai đoạn 1:Tế bào ung thư xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày, chưa lây qua các cơ quan khác.

  • Giai đoạn 2: Ung thư dưới cơ, tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày.

  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa.

  • Giai đoạn 4: Ung thư di căn khắp cơ thể, cơ hội sống thấp. 

Ung thư dạ dày dùng yến được không?

📄Với bệnh nhân ung thư, thời điểm dùng yến sào rất quan trọng. Tốt nhất là thăm hỏi ý kiến bác sĩ và nên dùng sau quá trình điều trị ung thư như phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị. Khi đó, cơ thể được bổ sung nguồn dưỡng chất dồi dào, tăng cường thêm sức đề kháng và cải thiện được hệ miễn dịch. 


⭐Bệnh nhân ung thư chỉ nên sử dụng mỗi lần chế biến từ 3-5g tổ yến, tần suất sử dụng không quá 3 lần/tuần. Để hạn chế tối đa tác dụng phụ, người bệnh cần tránh không dùng tổ yến chung với các loại thịt như thịt heo, thịt bò,...Tác dụng của yến sào đối với người bị ung thư dạ dày?

♦️Yến sào giúp tăng sức để kháng, trong yến chứa hàm lượng protein cao (45-55%), trong đó chứa 18 loại axit amin, một số axit amin có hàm lượng rất cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da. Có những axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalamine (4,50%) có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời; tyrosine và acid syalic (8,6%) có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu.


♦️Yến sào làm giảm đáng kể tổn thương miễn dịch đường ruột do hóa trị gây nên. Các cơ chế cơ bản là Yến sào đã tham gia vào sự gia tăng; và kích hoạt các tế bào B-cell và sự tiết ra các kháng thể của tế bào. Kết quả cho thấy tiêu thụ yến sào trong 30 ngày có thể làm giảm sự ức chế miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu.


Thực đơn yến sào gợi ý cho bệnh nhân ung thư dạ dày

🎀Cơ thể của bệnh nhân ung thư thường rất yếu, thường xuyên có triệu chứng buồn nôn, chán ăn và bị giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vậy nên ăn yến như thế nào để có thể hấp thu triệt để dinh dưỡng của yến sào? để YẾN NGUYÊN gợi ý thực đơn cho bạn!


💧Chưng yến đường phèn

Chưng cách thủy trên lửa vừa trong khoảng 20 – 30 phút. Sau đó cho đường phèn vừa đủ vào, không bỏ quá nhiều. Chưng thêm 5 phút là có thể thưởng thức

💧Yến sào chưng táo đỏ hạt sen

Chưng cách thủy yến đã sơ chế 20 phút, rồi cho các hỗn hợp vào nhau, thêm đường phèn. Chưng 5 phút cho đường phèn tan hết có thể sử dụng.

💧Yến sào chưng hạt chia

Yến ngâm nở để ráo, hạt chia dùng khoảng 2 muỗng cà phê cho vào ly nước nóng ngâm đến khi nở mềm. Sau khi chưng yến 20 phút, cho hạt chia, đường phèn vào đun thêm 5 phút và tắt bếp.

💧Yến sào chưng nha đam thanh mát

Cho yến vào chưng cách thủy khoảng 20 phút. Tiếp đến cho nha đam đã sơ chế, đường phèn vào. Chưng trên lửa vừa thêm 5 phút rồi tắt lửa.
LƯU Ý: dùng khi còn ấm là tốt nhất cho người bệnh.